Xâm nhập mặn là gì?
Xâm nhập mặn là một hiện tượng tự nhiên, với hàm lượng nồng độ muối vượt mức cho phép do nước biển xâm nhập trực tiếp vào đất liền khi xảy ra triều cường. Khi nước mặn từ biển hoặc đại dương xâm nhập vào vùng đất có nước ngọt. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu vực gần biển hoặc sông dài chảy ra biển.
Nguyên nhân gây nên xâm nhập mặn
Nguyên nhân chính của xâm nhập mặn là sự khác biệt về độ mặn giữa nước ngọt và nước mặn. Nước ngọt từ sông hoặc hệ thống nước ngầm có thể bị nước mặn từ biển hoặc đại dương xâm nhập vào.
Sự thay đổi trong môi trường như biến đổi khí hậu, sự đào sâu kênh đào hoặc xây dựng công trình thủy điện có thể làm thay đổi dòng chảy nước và gây ra hiện tượng xâm nhập mặn.
Khi lượng nước ngọt giảm do mùa khô hoặc sử dụng quá mức cho mục đích nông nghiệp và dân sinh, nước mặn có thể xâm nhập vào các vùng đất trước đây không bị ảnh hưởng bởi độ mặn.
Sự biến đổi đất đai có thể làm thay đổi sự thấm nước của đất, làm tăng khả năng xâm nhập mặn vào các vùng đất trước đây không bị ảnh hưởng.
Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm sự suy giảm năng suất nông nghiệp, ô nhiễm nguồn nước ngọt, và ảnh hưởng đến sinh thái và đời sống của cộng đồng địa phương.
Nguy cơ thiệt hại hàng trăm ha lúa tại miền Tây do hạn mặn
Hàng trăm ha lúa hè thu 2024 đã xuống giống ở xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm – Sóc Trăng) đang có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn do gặp tình trạng xâm nhập mặn.
Từ tháng 04/2024 đến nay, nước mặn theo tuyến kênh Xẻo Chích (giáp ranh 3 tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang và Sóc Trăng) xâm nhập vào địa bàn. Thị xã với nồng độ mặn khá cao, có lúc trên 3 phần nghìn. Trong vụ mùa hè thu 2024, nông dân Thị xã đã xuống giống gần 16.500 ha lúa, chiếm khoảng gần 90% diện tích sản xuất toàn vùng. Do ảnh hưởng của hạn mặn nên hàng trăm ha lúa hè thu ở xã Vĩnh Quới (thị xã Ngã Năm) không có nước tưới. Đang có nguy cơ thiệt hại hoàn toàn trong thời gian tới.
Hạn mặn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp. Các ruộng lúa và vườn cây trồng bị suy thoái, gây mất mát nặng nề cho nền kinh tế nông nghiệp. Hạn mặn ở miền Tây thường xuyên diễn ra vào mùa khô. Khi lưu lượng nước từ sông Mekong giảm đi đáng kể. Đây không chỉ là một vấn đề của cộng đồng mà còn là một thách thức đối với sự phát triển bền vững của khu vực này.
Trong đợt hạn hán, mặn xâm nhập năm 2024, tỉnh Sóc Trăng chịu ảnh hưởng khá gay gắt. Độ mặn theo sông Hậu xâm nhập vào sâu khoảng 60km. Tại các huyện Long Phú, Trần Đề đã có trên 1.000 ha lúa đông xuân muộn bị thiệt hại.
Để giải quyết vấn đề này, cần có sự hợp tác giữa các bên liên quan. Cần thực hiện các biện pháp cầp thiết để bảo vệ nguồn tài nguyên nước và đảm bảo cuộc sống bền vững cho bà con ở khu vực này.
Lãnh đạo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng đề nghị đoàn công tác xem xét xây dựng hệ thống cống thủy lợi nhằm chủ động bảo vệ vùng sản xuất lúa chủ lực của tỉnh. Đồng thời, có giải pháp điều tiết nước tại cống Cái Lớn và Cái Bé (tỉnh Kiên Giang), cống âu thuyền Ninh Quới (tỉnh Bạc Liêu) và một số cống nằm giáp biển của tỉnh Bạc Liêu nhằm giảm áp lực nước mặn xâm nhập vào địa phương.
Ngành nông nghiệp thị xã Ngã Năm đã chỉ đạo lực lượng chuyên môn đo độ mặn thường xuyên để kịp thời thông báo trên hệ thống loa truyền thanh. Đồng thời khuyến cáo bà con nông dân kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước vào phục vụ sản xuất.
Bên cạnh đó, Cục Thủy lợi sẽ luôn theo dõi sát diễn biến tình hình xâm nhập mặn để cảnh báo đến từng địa phương cụ thể.